Sỏi tự nhiên là gì
*
hế nào là sỏi (pebbles)
Sỏi (pebbles) là một vật liệu phổ biến và quan trọng trong lĩnh vực xây dựng đặc biệt chúng được sử dụng trong trang trí cảnh quan (landscape) và nội thất.
Tại đây chúng tôi giúp bạn nhưng hiểu biết cơ bản về loại vật liệu này và các ứng dụng phổ biến nhất của chúng. Có hai loại sỏi bao gồm: sỏi tự nhiên và sỏi nhân tạo (tumbled pebbles). abc
Sỏi tự nhiên
Sỏi tự nhiên, tất nhiên là sỏi được hình thành một cách tự nhiên thông qua các quá trình vật lý và hoá học của vỏ trái đất.
Sỏi (pebble) là các phần nhỏ của rock (đá tảng) có kích thước hạt từ 2-64mm được tham chiếu trong bảng Krumbein đối với các khoáng vật trầm tích. Cũng theo phân loại trong bảng này, ở các kích thước lớn hơn từ 65-256mm sẽ được gọi là cuội (Cobble). Với các hạt có kích thước nhỏ hơn 2mm, chúng được gọi là cát (sand).
Sỏi tự nhiên thường có ở đâu?
Có hai nguồn chính mà bạn có thể tìm thấy sỏi tự nhiên, một là ở bãi biển và hai là trong đất liền nơi trước đó là các các bãi biển cổ đại. Sỏi cũng được hình thành trên các con sông, dòng suối. Sỏi được hình thành ở bãi biển được gọi đơn giản là sỏi biển, còn lại trong các sông suối được gọi là sỏi sông. Ở Việt Nam chúng ta có thể thấy nhiều sỏi tự nhiên trong cấu tạo địa chất của các đồi đất, thực chất chúng chính là sỏi biển cổ đại được hình thành rất lâu trước đó và các hoạt động kiến tạo địa tầng mà chúng bị di chuyển tới đây. Ở vùng đồng bằng, nơi mà trước đó là biển, chúng ta có thể thấy sỏi cuội ở các lớp địa tầng kiến tạo, phía dưới lớp đất phù sa mầu mỡ.
Quá trình hình thành
Nói chung sỏi tự nhiên được tạo bởi quá trình bào mòn các hạt đá bởi năng lượng của sóng biển và dòng chảy các con sông. Trong quá trình này, năng lượng được mang bởi dòng chảy của nước sẽ khiến cho các hạt đá xô đẩy, va đập với nhau khiến chúng bị bào mòn, vỡ vụn dần dần. Sự xô đẩy đã khiến cho các hạt đá kích thước lớn sẽ vỡ ra thành các kích thước nhỏ hơn, các cạnh sắc nhọn sẽ bị bào mòn trước vì liên kiết phân tử là yếu nhất. Kết quả của quá trình này là các hạt sỏi, cuội có hình dáng tròn, nhẵn, cứng chắc được tạo ra. Thời gian hình thành của sỏi có thể kéo dài trong rất rất nhiều năm. Chính vì vậy mà đa phần sỏi tự nhiên đều là các hạt có cấu trúc bền nhất và cứng nhất. Thành phần chủ yếu của sỏi sông, biển ở Việt Nam là hợp chất silicat với chủ yếu là SiO2.Ứng dụng của sỏi tự nhiên
Sỏi và cuội biển, sông được sử dụng cho nhiều mục đích bao gồm cả ngoài trời và trong nhà. Chúng có thể được sắp xếp theo màu sắc và kích thước, và chúng cũng có thể được đánh bóng để cải thiện kết cấu và màu sắc. Đối với các ứng dụng ngoài trời, sỏi cuội biển thường được sử dụng cho xây dựng cảnh quan và là yếu tố trang trí. Chúng thường được sử dụng trải lên các lối đi, xung quanh hồ bơi, cũng như góc vườn cây. Chúng cũng được ốp các bức tường trang trí ngoại thất, ốp lát các phòng tắm, bể bơi. Với những viên sỏi có mầu sắc đẹp, chúng sẽ là nguyên liệu lý tưởng trong ngành mỹ nghệ.Sỏi nhân tạo
Với vẻ đẹp, tính bền bỉ của sỏi, cuội tự nhiên mà chúng đã được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Tuy nhiên sỏi, cuội tự nhiên cũng có khá nhiều nhược điểm như: số lượng các viên sỏi tự nhiên đẹp là không nhiều, màu sắc, kích cỡ của chúng đôi khi không đồng nhất, giá thành đắt đỏ và điều quan trọng là khi khai thác sử chúng, môi trường ở khu vực sẽ bị phá hủy.
Để khắc phục các nhược điểm trên và tạo ra nhưng loại vật liệu xây dựng dựa trên nguyên tắc bền vững, người ta đã sản xuất ra sỏi, cuội nhân tạo. Có một vài tên gọi khác cho những sản phẩm này như: sỏi vê tròn, sỏi quay. Nguyên lý chung của các dây chuyền sản xuất các sản phẩm này là người ta cố gắng đẩy nhanh quá trình bào mòn các hạt đá đã được nghiền sàng bằng việc cung cấp động năng cho các hạt đá. Trong quá trình chuyển động các hạt đá sẽ va đập liên tục với nhau làm vỡ, mài mòn các cạnh sắc nhọn, dẫn đến các hạt đá sẽ tròn đều và có một độ nhẵn nhất định. Sau đó chúng được rửa và sàng tuyển, sản phẩm thu được sẽ là các hạt sỏi với kích thước và mầu sắc rất đồng đều.
Bằng cách sản xuất như vậy, người ta đá khắc phục được những nhược điểm của việc sử dụng sỏi tự nhiên và mở rộng hơn nữa các ứng dụng của sỏi nói chung trong ngành xây dựng, vật liệu, nội ngoại thất.
Có hai cách để tạo ra nguyên liệu cho việc sản xuất sỏi nhân tạo.
Cách thứ nhất: người ta lựa chọn nguyên liệu là đá hộc, đá tảng với mầu sắc đồng đều đưa vào các dây chuyền nghiền, sàng để tạo ta các hạt đá thô có kích thước, màu sắc đồng đều, sau đó các hạt đá này sẽ được đưa vào dây chuyền làm tròn cạnh và đánh bóng. Với các sản phẩm này để tạo được năng suất cao, người ta thường sử dụng các loại đá canxit (đá vôi – CaCO3) có độ cứng vừa phải (có thể nói là tương đối mềm) để làm nguyên liệu. Chính vì vậy các sản phẩm này thường không có độ bền cao (độ bóng, tính nguyên dạng sau khi sử dụng…) do đó chúng chỉ được sử dụng trong các ứng dụng ít đòi hỏi độ bền như trải vườn, đá rửa…
Cách thứ hai: người ta lựa chọn nguyên liệu là các viên sỏi tự nhiên (có màu sắc, và hoa văn độc đáo) làm nguyên liệu. Do quá trình bào mòn trong tự nhiên là không đồng nhất nên ít có viên sỏi tự nhiên nào có đủ độ nhẵn bóng để chúng trở thành một vật trang trí. Quá trình tiếp tục mài mòn, đánh bóng sẽ do con người thực hiện với mỗi viên sỏi này. Các sản phẩm loại này thường độc đáo, đẹp một cách tự nhiên, có độ bền gần như hoàn hảo.
Sỏi nhân tạo có thể có giá rất rẻ nhưng cũng có thể cực kỳ đắt đỏ. Một số loại đá bán quý có chất lượng thấp người ta có thể sử dụng chúng là nguyên liệu để làm sỏi nhân tạo. Các loại sỏi sản xuất từ nguyên liệu này có giá rất đắt, nhưng bù lại chúng chính là sự hoàn hảo. Người ta sử dụng các viên sỏi này với mục đích trang trí cao cấp như gắn vào móc treo chìa khóa, bàn làm việc hay phòng ngủ… tùy theo quan niệm tâm linh của mỗi người.
Liên hệ mua hàng
Đá slate (đá phiến) Lai Châu luôn có giá hợp lý nhất tại chỗ của chúng tôi.
ĐỊA CHỈ:
Số 18 Lô N07A, KĐT Dịch Vọng, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội